Xu hướng du lịch mới lan rộng trong người trẻ
Báo cáo nghiên cứu thị trường trong ngành du lịch từ AC Nielson năm 2022 cho biết có 2 xu hướng du lịch được nhiều người trẻ yêu thích trong tương lai
MỘT LÀ du lịch sinh thái bảo vệ môi trường
HAI LÀ du lịch khám phá văn hóa, hoặc cảm thấy mình là một phần của một dự án văn hóa có ý nghĩa nào đó thông qua chuyến đi
Tiếp theo, một khảo sát thực hiện tại Booking.com năm 2024 cho biết có trên 81% khách du lịch trong độ tuổi trẻ và trung niên ở Việt Nam cảm thấy thoải mái và hạnh phúc nhất khi đi du lịch. 72% trong số đó có ý muốn mạnh mẽ muốn lưu giữ kỷ niệm đẹp và trạng thái thoải mái này bằng cách hoạt động đóng góp cho thiên nhiên, xã hội, văn hóa trong suốt chuyến đi.
Từ đây, du lịch sinh thái, bền vững, hướng đến bảo vệ môi trường và trải nghiệm văn hóa là hai xu hướng được ưa chuộng hiện nay. Các key words kể trên cũng là những từ khóa được các du khách thượng lưu quan tâm trong những kỳ nghỉ của mình.
Vì sao du lịch bắt đầu có thêm trào lưu này?
Bởi nhiều nguyên nhân, nhiều động lực đến từ thay đổi trong nhận thức, thay đổi trào lưu xã hội và các chuẩn mực liên quan đến khái niệm “du lịch”, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều người đã bắt đầu cho rằng du lịch không đơn thuần là đi một nơi đẹp, sang trọng, xa hoa để thoát ly khỏi cuộc sống bận rộn trong thực tại.
Du lịch giờ đây còn gắn liền với nhiều hoạt động KHIẾN CUỘC ĐỜI AI ĐÓ CÓ THÊM NHIỀU Ý NGHĨA. Du lịch có xu hướng chuyển địch sang việc kết hợp với các giá trị nhân văn, mang tầm vĩ mô nhiều hơn cá nhân. Chung quy, một người chọn du lịch không chỉ để hiểu, để biết, nghỉ ngơi hay khám phá, mà còn để góp một phần sức mình cho thứ gì đó to lớn hơn. Như môi trường, văn hóa xã hội chẳng hạn. Mục tiêu cuối cùng của những chuyến đi không còn gói gọn trong phạm vi “tận hưởng” mà đã mở rộng sang hướng “tạo nên ý nghĩa, để vươn lên phiên bản tốt hơn của chính mình”.
Xu hướng 1: du lịch bền vững, hướng đến góp phần cho mội trường sinh thái xung quanh
Theo báo cáo Du lịch Bền vững 2024 do Booking.com thực hiện, 96% du khách Việt cho biết yếu tố bền vững có vai trò quan trọng đối với quyết định du hí của họ. 94% chia sẻ họ có mong muốn thực hiện các chuyến du lịch bền vững trong vòng 12 tháng sắp tới. Trong năm ngoái, 60% du khách kiếm tìm các chuyến du lịch bền vững và xu hướng này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong vài năm nay, ngày càng có nhiều người nhận thức tầm quan trọng của lối sống bảo vệ môi trường hơn. Bền vững cũng chính là phong cách sống của tương lai, giúp nhân loại kiến tạo nên một thế giới xanh, sạch cho nhiều thế hệ mai sau.
Một thống kê đã chỉ ra rằng, từ năm 2024 đến 2031, du lịch bền vững sẽ tăng trưởng kép toàn cầu khoảng 14,3%. Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng du lịch bền vững mạnh nhất. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam là 4 điểm đến nổi bật, nhờ vào hệ sinh thái đa dạng và các hoạt động du lịch sinh thái chiều lòng du khách.
Du lịch bền vững gồm các xu hướng con sau:
- Chọn lựa các địa điểm dịch vụ thân thiện với môi trường (eco-friendly) là xu hướng đầu tiên.
- Sử dụng các phương tiện di chuyển ít xả khí thải ra môi trường như xe bus, xe điện, xe đạp
- Kết nối cộng đồng, địa phương tại nơi nghỉ dưỡng địa phương
- Kết hợp với các hoạt động hướng thiên nhiên: thu hoạch cây trái, trồng rau, tự làm món ăn, đi dạo, yoga thiền ngoài trời, ngắm cảnh…
Nhìn chung, du lịch hướng môi trường bền vững bao gồm các xu hướng du lịch giúp một người có thể thư giãn bằng cách gần gũi với thiên nhiên, có nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ, đồng thời đóng góp vào quá trình bảo tồn hệ sinh thái.
Xu hướng 2: du lịch hướng văn hóa, trở thành một phần của các dự án văn hóa, phục hưng truyền thống lâu đời có ý nghĩa
nhu cầu tìm hiểu về các nền văn hóa, văn minh khác nhau để làm sâu sắc thêm trải nghiệm, vốn sống ngày càng được lòng các du khách thượng lưu. Trong đó, du lịch văn hóa là xu hướng được ưa chuộng tiếp theo, sau bền vững.
Du lịch văn hóa là hình thức mà ở đó, du khách hòa mình vào các phong tục văn hóa địa phương. Đó có thể là trải nghiệm ẩm thực, tham quan các danh lam thắng cảnh hay hòa mình vào những ngày lễ hội địa phương. Bản tính của con người là tò mò. Khi toàn cầu hóa, nhu cầu tìm hiểu về các nền văn hóa khác trở thành một nhu cầu thiết yếu và chính đáng.
Theo báo cáo của Data Bridge Market Research, quy mô thị trường du lịch văn hóa được định giá là 6,52 tỉ đô-la Mỹ vào năm 2023, dự kiến đạt 15,23 tỉ đô-la Mỹ vào năm 2031. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 11,2%, giai đoạn từ 2024 – 2031.
Cảnh đẹp có thể thu hút bạn đến một hoặc hai lần, nhưng khi yêu văn hóa địa phương, yêu cảm giác hòa cùng thiên nhiên, núi đồi mây nước, ta sẽ quay lại nhiều lần. Bởi chính khi cảm thấy mình trở thành một phần có ích cho môi trường xanh, là góp tay một phần vào những giá trị văn hóa lâu đời đáng quý, cũng là khi ta thấy cuộc đời mình ý nghĩa thêm nhiều phần.